Blog

Fingerboard Radius Là Gì?

Fingerboard Radius Là Gì?

Một trong những điều đầu tiên bạn nhận thấy khi cầm trên tay neck đàn của mình là hình dạng cong nhẹ của nó, giúp neck đàn ôm vừa phải với đường cong tự nhiên của bàn tay. Bạn cũng sẽ nhận ra rằng mặt sau của neck đàn – nơi lòng bàn tay tiếp xúc cũng sẽ có hình dạng khác so với mặt trước, tức fingerboard. Thông thường, fingerboard sẽ phẳng hơn nhưng vẫn có một độ cong nhẹ. Độ cong này được gọi là fingerboard radius (hay còn gọi là fretboard radius) và được xác định theo chiều ngang, từ dây thấp nhất đến dây cao nhất, và cũng giống như radius của một hình tròn, nó có thể được xác định bằng một con số cụ thể.

Cung tròn này được tính bằng đơn vị " hoặc milimet. Ví dụ, nếu bạn từng thấy thông số kỹ thuật của neck đàn guitar, có thể bạn đã bắt gặp những thông số những radius 7.25” hoặc 16”. Con số này được xác định bằng cách vẽ một vòng tròn có radius là 7.25” (thật ra “radius” chính là bán kính - đường thẳng đi từ tâm cắt đường tròn tại một điểm của vòng tròn), sau đó đặt fingerboard của đàn lên phần trên của đường tròn. Độ cong từ cạnh này sang cạnh kia của fingerboard chính là fingerboard radius 7.25”.

Để hình dung sự khác biệt giữa các fingerboard radius khác nhau, hãy thử đặt cùng một fingerboard vào một vòng tròn có radius lớn hơn. Ví dụ, neck đàn bên phải trong hình có radius 16”. Do bán kính đường tròn lớn thì fingerboard radius sẽ càng phẳng hơn — vì chiều rộng fingerboard vẫn giữ nguyên. Các kích thước radius phổ biến khác bao gồm 9.5", 10" và 12".

Từ góc nhìn của người chơi guitar, fingerboard radius ảnh hưởng đến cảm giác cầm nắm và khả năng chơi của đàn, nhưng hoàn toàn mang tính chủ quan, sẽ không có một thông số nào là tốt hơn thông số nào cả. Đây là lựa chọn cá nhân, dựa trên kích thước bàn tay và phong cách chơi của mỗi người. fingerboard radius càng cong sẽ ôm theo đường cong tự nhiên của ngón tay, lý tưởng cho việc chơi hợp âm và hợp âm chặn ở các vị trí thấp trên neck đàn. Ngược lại, radius phẳng hơn sẽ tạo bề mặt đồng đều hơn, phù hợp cho kỹ thuật bend dây và di chuyển nhanh trên fingerboard, đặc biệt là ở các vị trí cao hơn.

Các Loại Fingerboard Radius Trong Lịch Sử

Trong những năm 1960, đàn Fender có fingerboard radius 7.25", trong khi đàn Gibson dòng solidbody cùng thời có radius 12". Đến thập niên 1980, các mẫu guitar dành cho những shredder guitarist như Ibanez, Charvel và Jackson bắt đầu áp dụng radius 16". Cũng trong thời kỳ này, Fender giới thiệu radius 9.5", trong khi PRS chủ yếu sử dụng 10". Ngày nay, các nhà sản xuất cung cấp đa dạng kích thước radius để phù hợp với nhiều phong cách chơi khác nhau.

Electric guitar là loại nhạc cụ có nhiều tùy chọn fingerboard radius nhất. Trong khi đó, guitar cổ điển thường không có độ cong fingerboard. Martin đã sử dụng radius 16 " từ những năm 1930 cho các loại acoustic guitar của họ. Guitar bass cũng có một số biến thể, nhưng fingerboard radius không phải là một trong những thông số quá được quan tâm. Nếu bạn hỏi một người chơi bass về fingerboard radius yêu thích của họ, có thể câu trả lời sẽ là: “Loại nào giống như trên cây Jazz Bass hay gì đó tương tự” - điều này phản ánh thực tế rằng fingerboard radius chủ yếu thường là mối quan tâm của người chơi electric guitar.

Các Tùy Chọn Fingerboard Radius Khác

Một lựa chọn phổ biến trên những cây guitar hiện đại là compound radius, trong đó fingerboard cong hơn ở gần nut đàn và phẳng dần về phía cuối neck của neck đàn. Một thông số compound radius phổ biến là từ 12" đến 16".

Vậy Bạn Nên Chọn Loại Fingerboard Radius Nào?

Nếu bạn có bàn tay nhỏ và yêu thích những cây guitar cổ điển, bạn có thể thích radius nhỏ hơn, như 9.5". Trong khi đó, những người có bàn tay lớn hơn hoặc thích chơi những câu lick tốc độc cao thì có thể thích radius lớn hơn, như 16". Điều quan trọng nhất neck nhớ là fingerboard radius chỉ là một trong những yếu tố quyết định cảm giác chơi đàn. Cuối cùng nhưng quan trọng nhất, radius phù hợp nhất với bạn chính là radius mà bạn cảm thấy thoải mái nhất khi chơi.